Sớm hoàn thiện Hồ sơ Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đến năm 2035

13/12/2024 09:39
https://nguoihanoi.vn/som-hoan-thien-ho-so-de-an-phat-trien-he-thong-mang-luoi-duong-sat-do-thi-tai-ha-noi-tp-ho-chi-minh-den-nam-2035-88603.html

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 549/TB-VPCP “Kết luận của Thường trực Chính phủ về Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035”.

Theo thông báo số 549/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ, ngày 5/12/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đến năm 2035 (Đề án). Sau khi nghe báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Thường trực Chính phủ đã kết luận như sau:

hop-duong-sat-do-thi.jpg
Toàn cảnh cuộc họp Thường trực Chính phủ về Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đến năm 2035, ngày 5/12/2024. (Ảnh: VGP).

Hồ sơ Đề án đã được chuẩn bị công phu, có chất lượng. Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao kết quả và nỗ lực của Bộ Giao thông Vận tải, UBND Thành phố Hà Nội, UBND TP. Hồ Chí Minh và các cơ quan, đơn vị liên quan; đồng thời yêu cầu tiếp tục tiếp thu tối đa các ý kiến tham gia tại cuộc họp để hoàn thiện Hồ sơ Đề án (gồm: Đề án, Tờ trình, Tờ trình tóm tắt, dự thảo Kết luận của Bộ Chính trị), trong đó lưu ý một số nội dung sau:

1. Về mục tiêu của Đề án:

Thực hiện các Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và số 72-KL/TW ngày 23/2/2024 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, cụ thể: “Hoàn chỉnh mạng lưới đường (có tính kết nối với vùng Thủ đô) và TP. Hồ Chí Minh vào năm 2035”, “tiếp tục triển khai đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, tàu điện ngầm có quy mô vận tải lớn tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác”.

Giải quyết yêu cầu thực tế về giao thông vận tải tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới; Đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù liên quan đến việc lựa chọn tư vấn, nhà thầu, giải phóng mặt bằng... để bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả của Dự án.

2. Về quan điểm:

Đề án phải thể hiện được tư duy hiện đại, tầm nhìn chiến lược với cách nghĩ và cách làm mới; Quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị của 2 thành phố phải có tầm nhìn chiến lược, bảo đảm tính đồng bộ với Quy hoạch tổng thể đường sắt quốc gia.

cat-linh-ha-dong4.jpg
Cát Linh - Hà Đông là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên vận hành của TP.Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Đây cũng là công trình giúp nâng tầm diện mạo giao thông Việt Nam.

Đa dạng hóa hình thức huy động vốn theo hướng linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với thực tế triển khai Dự án và đa dạng hóa các nguồn lực, trong đó tăng trần nợ công và bội chi ngân sách (báo cáo cấp có thẩm quyền). Công nghệ và phương thức quản trị Dự án phải hiện đại, thông minh và hiệu quả; nghiên cứu xây dựng ngay và ban hành hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật cho đường sắt đô thị bảo đảm thống nhất trong hệ thống để sử dụng chung.

3. Về nguyên tắc:

Dự án phải được nghiên cứu kỹ, triển khai nhanh, hiệu quả; phân cấp, phân quyền mạnh, đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát khâu thực hiện. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thực hiện ngay tại các cơ sở đào tạo trong nước đáp ứng đủ điều kiện yêu cầu, có thuê chuyên gia, tư vấn nước ngoài.

4. Về kiến nghị Bộ Chính trị:

Đồng ý chủ trương triển khai Đề án; đồng ý chủ trương có các cơ chế đặc thù, đặc biệt về chỉ định thầu tư vấn, giám sát và lựa chọn các nhà đầu tư, huy động nguồn lực (có phụ lục kèm theo). Giao Ban cán sự đảng Chính phủ làm việc với Đảng đoàn Quốc hội thống nhất cơ chế chính sách đặc thù cho Đề án trước khi trình Quốc hội theo quy định.

Đồng ý chủ trương tăng trần nợ công lên khoảng 80% GDP và bội chi ngân sách ở mức phù hợp; giao UBND Thành phố Hà Nội và UBND TP. Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư các dự án trên địa bàn, được sử dụng ngân sách địa phương thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư theo quy định.

chay-thu-toan-tuyen-metro-so.jpg
Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) tại TP. Hồ Chí Minh sẽ vận hành thương mại từ ngày 22/12.

5. Giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện và thực hiện Đề án (có phụ lục về cơ chế chính sách kèm theo để xin Bộ Chính trị); các Bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động phối hợp tích cực với Bộ Giao thông Vận tải trong quá trình hoàn thiện, trình Bộ Chính trị cho ý kiến và tổ chức thực hiện Đề án.

Trong báo cáo Đề án hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến năm 2035 được Bộ Giao thông Vận tải tổng hợp gửi lãnh đạo Chính phủ, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành khoảng 598,5km đường sắt đô thị, trong đó đến năm 2030, phấn đấu đưa vào khai thác khoảng 96,8km; đến năm 2035, phấn đấu đưa vào khai thác, đảm nhận 50-55% thị phần vận tải hành khách công cộng. Đến năm 2045, phấn đấu đưa vào khai thác khoảng 200,7km, đảm nhận 65-70% thị phần vận tải hành khách công cộng và hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô điều chỉnh.

Trong khi đó, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu hoàn thành khoảng 510,02km đường sắt đô thị, đến năm 2035 phấn đấu đưa vào khai thác khoảng 183km, đảm nhận 30-40% thị phần vận tải hành khách công cộng; đến năm 2045 phấn đấu đưa vào khai thác khoảng 168,36km, đảm nhận 40-50% thị phần vận tải hành khách công cộng; đến năm 2060, phấn đấu đưa vào khai thác khoảng 158,66km, đảm nhận 50- 60% thị phần vận tải hành khách công cộng và hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị theo Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh và Quy hoạch chung xây dựng TP. Hồ Chí Minh điều chỉnh.

Các dự án đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh khi hoàn thành không chỉ làm thay đổi diện mạo giao thông 2 đô thị lớn nhất mà còn góp phần giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông.

Phạm Hoa

Tin xem thêm

Lan tỏa những câu chuyện tích cực trong cộng đồng

Thời Sự
25/12/2024 11:12

https://nguoihanoi.vn/lan-toa-nhung-cau-chuyen-tich-cuc-trong-cong-dong-88841.html

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024

Thời Sự
23/12/2024 16:58

https://nguoihanoi.vn/viet-nam-lot-top-40-quoc-gia-dep-nhat-the-gioi-nam-2024-88746.html

Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Thời Sự
16/12/2024 14:29

https://nguoihanoi.vn/nghe-lam-muoi-sa-huynh-duoc-cong-nhan-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-88648.html

Sớm hoàn thiện Hồ sơ Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đến năm 2035

Thời Sự
13/12/2024 09:39

https://nguoihanoi.vn/som-hoan-thien-ho-so-de-an-phat-trien-he-thong-mang-luoi-duong-sat-do-thi-tai-ha-noi-tp-ho-chi-minh-den-nam-2035-88603.html

Triển lãm 'Họa Cam Thảnh Cảm' vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Thời Sự
05/12/2024 11:02

https://nguoihanoi.vn/trien-lam-hoa-cam-thanh-cam-vi-nan-nhan-chat-doc-da-cam-dioxin-88438.html

Phát hiện Gấu ngựa quý hiếm nằm trong sách đỏ thế giới xuất hiện ở Quảng Trị

Thời Sự
29/11/2024 09:31

https://nguoihanoi.vn/phat-hien-gau-ngua-quy-hiem-nam-trong-sach-do-the-gioi-xuat-hien-o-quang-tri-88343.html

Mứt gừng Kim Long, Rèn Bao Vinh là Nghề truyền thống Thừa Thiên Huế

Thời Sự
28/11/2024 09:45

https://nguoihanoi.vn/mut-gung-kim-long-ren-bao-vinh-la-nghe-truyen-thong-thua-thien-hue-88322.html

Phở bò Việt Nam là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới

Thời Sự
25/11/2024 09:20

https://nguoihanoi.vn/pho-bo-viet-nam-la-mot-trong-20-mon-sup-ngon-nhat-the-gioi-88200.html

Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Thời Sự
25/11/2024 09:19

https://nguoihanoi.vn/ha-noi-tap-trung-trien-khai-dong-bo-cac-giai-phap-phong-chong-benh-dich-ta-lon-chau-phi-88266.html